Di chuyển giữa 2 trụ nhà đối thủ mà không bị trụ bắn là một kỹ năng rất nghệ nhưng không phải vị tướng nào cũng có thể làm được.
Trong một trận đấu nào đó tại giải đấu LEC, tuyển thủ Szygenda của KOI đã có tình huống xử lý di chuyển giữa 2 trụ đường giữa phía đội xanh và trốn thoát một cách ngoạn mục với Kennen. Tuy nhiên, không phải vị tướng nào trong LMHT cũng có thể làm được, chưa kể đến việc phải nắm bắt tầm đánh của trụ và di chuyển khéo léo giữa hai trụ và một chút sự may mắn nữa.
Những tình huống như thế này có lẽ phải qua rất nhiều các trận đấu chúng ta mới có thể tìm được một tình huống phù hợp. Có lẽ nếu nhớ lại trong quá khứ khi mà meta các vị tướng rừng ăn thịt nổi lên, những Graves hay Nidalee sẽ có cơ hội thực hiện điều này khi chủ động var với người đi rừng đối thủ ngay những cấp độ đầu tiên và đi qua hai trụ để cướp cánh rừng còn lại. Đương nhiên họ sẽ bị trụ bắn ít nhất một đòn.
Video: Cách di chuyển giữa 2 trụ
Và điều này phụ thuộc vào Kích Thước (Size) của tướng và chỉ có một số ít vị tướng trong LMHT có thể thực hiện được. Đó sẽ là các vị tướng có kích cỡ nhỏ nhất là 55 (còn lại >65) và phần lớn trong số đó là các vị tướng nhỏ nhắn từ Yordle như Amumu, Annie, Fizz, Kennen… Ngoài ra còn có Warwick và 2 vị tướng mới là Naafiri và Briar cũng có kích thước nhỏ nhất tựa game.
Xem thêm: 30 ngày và mọi thứ về LMHT – Ngày 2: Tướng, Kỹ năng và Khống Chế
Còn con đường đi giữa hai trụ sẽ không phải là một đường thẳng hoàn toàn mà sẽ có một chút chéo. Các bạn nên di chuyển như Szy theo hướng zic zac liên tục để hit box tướng có thể dễ dàng vượt qua khe hẹp giữa hai trụ của đối thủ hơn là đi thẳng.
Tuy nhiên, nhiều người sẽ đưa ra một lựa chọn an toàn hơn là chịu một đòn bắn từ trụ mà thôi và điều này là khó tránh khỏi khi biết đến bao giờ chúng ta mới chọn được 1 vị tướng Yordle rồi lại di chuyển giữa 2 trụ nhà đối thủ để làm gì. Cá nhân mình cũng nghĩ các bạn nên làm như vậy nếu có rơi vào tình huống ngặt nghèo kể trên. Chứ để 2 trụ cùng bắn thì đúng là hết cứu.
Ngoài lề: Toxic trong game có cần thiết
Như mình đã nói, người toxic hầu hết đều là những người chơi rất quan tâm đến kết quả của trận đấu. Còn những người đã vào game để phá, cãi lộn, lấy đó làm thú vui và toxic thì chắc chắn họ chẳng quan tâm gì đến trò chơi và chỉ đang cố thỏa mãn một nhu cầu gì đó của bản thân thì chiếm một phần nhỏ mà thôi.
Vì là những người đặt nặng vấn đề thắng thua, người toxic thường rất try hard và mong muốn đồng đội mình cũng thi đấu tốt. Vì vậy những sai lầm thường sẽ bị rage, chỉ trích, không chỉ là chửi bới rằng “m chơi gà” chê trách thế này thế kia mà còn là nhắc nhở để tránh họ mắc lại lỗi sai đó và đương nhiên là cùng hướng tới chiến thắng. Chứ nếu chúng ta chỉ “ừ ừ không sao”, “nice try”… cho xong chuyện, sẽ rất khó để một người chơi có thể tiến bộ và bứt phá sau này.
Cùng với đó việc các hành động của việc toxic giúp người chơi giải tỏa được vấn đề tâm lý, bớt đi phần nào đó sự cay cú, đen đủi của bản thân trong trận đấu. Đó mới là điều quan trọng bởi vì tâm lý luôn là vấn đề quan trọng trong bất kỳ trò chơi đối kháng nào. Nếu bạn lo sợ, bực tức mà cứ giữ điều đó trong trận đấu là đã thua thiệt lớn so với đối thủ phía bên kia rồi.